Hiện nay, không ít trường hợp người lao động giúp việc gia đình đã và đang làm việc mà không có hợp đồng lao động, việc thỏa thuận công việc giữa chủ nhà và người giúp việc chủ yếu bằng hình thức miệng. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực, từ ngày 1/2/2021, người giúp việc gia đình được coi là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ Luật Lao động và có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm những công việc theo quy định của Bộ luật Lao động:

“Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình

Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm những công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động.”

Do đặc thù của công việc giúp việc gia đình, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người giúp việc được quy định tại Nghị định 145/2020 như sau

 Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: Điểm d Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:“d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày…” 

Như vậy, người giúp việc gia đình có quyền tự ý nghỉ việc mà không cần đưa ra lý do nghỉ việc cho chủ nhà. Tuy nhiên cần phải báo trước ít nhất 15 ngày.

Trong một số trường hợp người lao động giúp việc gia đình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.

Điều này được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, theo đó người giúp việc có thể nghỉ việc mà không cần báo trước nếu thuộc các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;

Trường hợp 2: Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019;

Trường hợp 3: Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Trường hợp 4: Người giúp việc nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

Trường hợp 5:  Đủ tuổi nghỉ hưu nếu người giúp việc và chủ nhà không có thỏa thuận khác;

Trường hợp 6: Chủ nhà cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc,... theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp 7: Giữa hai bên có các thỏa thuận khác được quy định trong hợp đồng lao động

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu:

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer