Trên thực tế có rất nhiều trường hợp không may sau khi sinh con, sức khỏe của người mẹ suy yếu nên đã không qua khỏi. Với những trường hợp như vậy thì chế độ thai sản được giải quyết thế nào?

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

+ Khoản 4, 5, 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

+ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH 

Quy định pháp luật:

“Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.”

Như vậy, trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ được hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia BHXH

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Mức hưởng chế độ thai sản = tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người mẹ x 6

Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội

Khi đó, cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Mức hưởng chế độ thai sản = tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người cha x 6

Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng chế độ thai sản = tiền lương tháng đóng bảo hiểm của người mẹ x 6

Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng chế độ thai sản = tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của cha x 6

Lưu ý: Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại trường hợp 2 và trường hợp 4 mà không nghỉ việc thì được nhận cả tiền lương và tiền thai sản. Khi đó, mức hưởng chế độ thai sản = tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ x 6 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền

Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Mức hưởng chế độ thai sản = tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của cha x 6

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer