Nhiều người cho rằng, khi một người thân mất đi thì vợ/chồng, con cháu…hoặc những người có tên trong di chúc sẽ tự động được nhận một phần di sản. Tuy nhiên để được xác lập quyền sở hữu đối với di sản do người khác để lại, trong một số trường hợp người thừa kế phải thực hiện thêm thủ tục khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Vậy pháp luật quy định như thế nào về hai thủ tục này? Trình tự, thủ tục và chi phí thực hiện như thế nào? 

Thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu?

Ảnh minh họa: Internet

 

Khai nhận di sản thừa kế

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Trường hợp áp dụng

Khai nhận di sản thừa kế được áp dụng trong 2 trường hợp:

+ Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật

+ Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó

(Điều 58 Luật công chứng 2014)

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế áp dụng đối với:

+ Những người thừa kế theo pháp luật bàn bạc và thống nhất việc chia di sản

+ Những người thừa kế theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người

 

Lưu ý: Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

(Điều 57 Luật công chứng 2014)

 

Hồ sơ thực hiện

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Giấy chứng tử/ giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết
  • Bản sao di chúc (đối với trường hợp thừa kế theo di chúc)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật) như CMND,CCCD, hộ chiếu, giấy khai sinh, hộ khẩu, đăng ký kết hôn
  • Dự thảo văn bản thỏa thuận/ khai nhận di sản thừa kế (nếu có)
  • Các giấy tờ về tài sản của người mất như sổ tiết kiệm, đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất…

Lưu ý: Phải xuất trình bản chính để đối chiếu với các giấy tờ bản sao trong hồ sơ.

 

Cơ quan thực hiện

   Phòng công chứng / Văn phòng công chứng

Trình tự thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ ( đối với hồ sơ hợp lệ) hoặc hướng dẫn bổ sung thêm (đối với hồ sơ chưa đầy đủ)

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận/khai nhận di sản

Văn phòng công chứng/phòng công chứng thực hiện niêm yết tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày niêm yết, nếu không phát sinh khiếu kiện, tranh chấp, tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng văn bản, hướng dẫn người thừa kế ký xác nhận và trả kết quả.

(Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP)  

Chi phí công chứng

+ Phí công chứng: Tối thiểu 50.000 đồng – tối đa 70 triệu đồng tùy theo giá trị di sản

+ Thù lao công chứng: Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

+ Chi phí khác (nếu có)

(Điều 66, 67 Luật công chứng 2014, Thông tư 257/2016/TT-BTC)

 

 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt, bạn đọc nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

====================================

Nội dung dịch vụ luật sư trực tiếp tư vấn tại trụ sở văn phòng luật sư Sao Việt

Đội ngũ luật sư, chuyên viên và nhân viên được cấu trúc thành các lĩnh vực hoạt động chuyên biệt theo chuyên môn và thế mạnh từng người. Sẵn sàng nhận lệnh điều động hỗ trợ giải quyết các tình huống nảy sinh.

Tại văn phòng Luật sư Sao Việt, các nội dung về dịch vụ hoạt động luôn được điều chỉnh, phát triển sao cho hài hòa với thực tế, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

Luật sư tư vấn Dân sự: tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến thừa kế tài sản, xác lập giao dịch dân sự, ủy quyền dân sự, đăng ký giám hộ... tuân theo pháp luật dân sự và luật tố tụng hiện hành.

Luật sư tư vấn Hình sự: tư vấn và giải quyết các đề có liên quan đến: tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, miễn tội danh, thi hành án, đặc xá, đại diện hợp pháp cho thân chủ tham gia tranh tụng trực tiếp tại phiên tòa.

- Luật sư tư vấn Đất đai: tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến: mua bán đất đai, tranh chấp đất đai, thế chấp tài sản nhà đất, thẩm định giá, đấu giá tài sản...

Luật sư tư vấn Hôn nhân & Gia đình: tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến: Kết hôn, đăng ký kết hôn, ly hôn, gia đình có yếu tố nước ngoài, thủ tục nhận con nuôi...

Luật sư tư vấn luật Doanh nghiệp: tư vấn và giải quyết các đề có liên quan đến: tư vấn thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thay đổi giấy phép kinh doanh...

Ngoài ra còn các dịch vụ pháp lý thuộc lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp luật đấu thầu, tư vấn luật chứng khoán...

Nếu có bất cứ nhu cầu về hỏi đáp pháp luật, kính mời quý khách hàng gọi điện theo tổng đài hỗ trợ của Luật Sao Việt qua Tổng đài 1900 6243 để được giải đáp và đặt lịch tư vấn. Việc làm này giúp đội ngũ luật sư nghiên cứu về mặt pháp lý và có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi đưa ra những tư vấn cho quý khách.  

 

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer