Huyền Chi: Chào luật sư, bà nội của tôi không biết chữ nhưng bà còn rất minh mẫn và sáng suốt. Ông nội của tôi thì đã mất do chiến tranh, bà có 3 người con và hiện tại bà muốn lập di chúc để lại di sản thừa kế cho con cháu. Xin hỏi, tôi có thể viết di chúc thay cho bà tôi được không? Xin cảm ơn!
Tình huống: Vợ chồng cụ Hiếu, cụ Nhân có tài sản chung gồm: 01 căn nhà hai tầng diện tích 80m2, 02 căn nhà một tầng và đất vườn tại xã L, huyện M, tỉnh N đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình cụ Hiếu, diện tích đất là 2000m2. Vợ chồng cụ Hiếu có 4 người con là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Năm 2003, vợ chồng cụ Hiếu lập di chúc cho cháu ngoại là chị Hải (con gái bà Ngôn) toàn bộ nhà, cho chị Hải và Hương (con gái bà Hạnh ) quyền sử dụng đất vườn.
Tình huống: Chào công ty Luật Sao Việt, tôi được biết, trong hợp đồng kinh tế, các bên chủ thể sẽ thỏa thuận để lựa chọn một tòa án cụ thể nhằm giải quyết tranh chấp (nếu có) xảy ra. Xin hỏi việc lựa chọn đó có được pháp luật chấp nhận không, nếu không thì Tòa án nào có thẩm quyền để giải quyết? Tôi cảm ơn.
Lê Thị Thu: Chào luật sư, gần đây tôi và chồng tôi có gom góp tiền để mua lại một khu đất thuộc địa bàn xã X, huyện Y, tỉnh Z nhưng do không tìm hiểu kỹ càng nên không biết đối tượng bán nhà cho chúng tôi là một kẻ lừa đảo, theo đó ngoài bán cho chúng tôi khu đất này, đối tượng này còn bán cho rất nhiều người khác. Hiện tại thì chúng tôi mất tiền mà đất cũng không có. Xin hỏi, bây giờ tôi cần phải làm gì? Kính mong luật sư tư vấn giúp, xin cảm ơn!
Tình huống: Năm 2010 gia đình tôi có họp gia đình và bố mẹ tôi có quyết định tặng cho tài sản là căn nhà kèm quyền sử dụng đất mà gia đình tôi đang ở. Bố mẹ tôi thực hiện lập biên bản họp gia đình với nội dung tặng cho tài sản trên cho 3 người con ruột quản lý, sử dụng và việc lập biên bản hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép. Khi lập biên bản họp gia đình có sự chứng kiến của hai người chú của tôi.
Tuấn Hùng: Thưa luật sư, mây hôm nay tôi liên tục nhận được các cuộc gọi đòi nợ từ phía ngân hàng dù tôi không hề vay tiền. Phía đòi nợ còn dùng lời lẽ xúc phạm và bắt buộc tôi phải trả tiền cho họ, họ còn gọi điện đến công ty của tôi và đe dọa tôi. Họ nói vì anh trai của tôi vay tiền đến hạn chưa chịu trả nợ nên tôi phải trả nợ cho anh tôi. Xin hỏi, tôi phải giải quyết việc này như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp, xin cảm ơn!
Chị Trang: Thưa luật sư, bố của tôi vay nợ ngân hàng đến nay chưa trả hết nợ dù đã đến hạn, nhưng phía ngân hàng liên tục gọi điện quấy rầy làm phiền tôi, họ nói tôi là con chung sổ hộ khẩu nên phải có trách nhiệm trả khoản nợ này. Tuy nhiên, bố mẹ tôi đã ly thân được 3 năm nay, hiện tại tôi đang sống cùng với mẹ và khoản vay bố của tôi đã vay sau khi ly thân 1 năm.
Chị Thương: Tôi và chồng tôi có tài sản chung là quyền sử dụng đất và căn nhà 03 tầng trên đất. Tôi có hai người con trai, một đứa sinh năm 1990 và một đứa sinh năm 1998. Bây giờ vợ chồng tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con sau khi vợ chồng tôi qua đời. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết phải lập như thế nào mới hợp pháp, do đó, chúng tôi cần tư vấn việc lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật.
Tình huống: Trong vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất. Tôi là người được thi hành án theo bản án dân sự phúc thẩm quan thi hành án ra quyết định thi hành bản án và gửi thông báo đến các bên trong vụ án. Nhưng đã quá thời hạn quy định mà bên kia mặc dù có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. Sau đó, cơ quan thi hành án đã tiến hành cưỡng chế tài sản là đối tượng của hợp đồng trên, sau đó mang tài sản đem bán đấu giá.
Chị An: Chào luật sư, tôi và chồng tôi chung sống được 2 năm thì quyết định ly hôn do nảy sinh nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được. Tuy nhiên, mới đây tôi hay tin chồng cũ của tôi do có mâu thuẫn với người khác nên không may dẫn đến ẩu đả và tử vong do bị thương nặng. Xin hỏi trong trường hợp chồng cũ tôi mất, tôi có được hưởng thừa kế không? Mong sớm nhận được phản hồi của luật sư, xin cảm ơn!