Tôi và bà A có thỏa thuận mua bán một mảnh đất. Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng đặt cọc không công chứng, theo đó tôi phải thanh toán trước cho bà A số tiền 100 triệu đồng. Một tuần sau tôi đến để yêu cầu ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bà A nói rằng: hợp đồng giữa tôi và bà A không có công chứng nên không có hiệu lực. Vậy, cho tôi hỏi hợp đồng đặt cọc không công chứng có thì có giá trị pháp lý không?

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 328 BLDS năm 2015 thì:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Như vậy đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị khác để đảm bảo thực hiện việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Bộ Luật dân sự và các luật liên quan khác không có quy định về việc đặt cọc phải được thực hiện thông qua hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Do đó việc thực hiện việc đặt cọc do các bên tự thỏa thuận với nhau, có thể bằng hình thức miệng hoặc văn bản.

Do đó, việc bà A nói với bạn rằng hợp đồng đặt cọc để mua bán đất giữa bạn và bà A không có công chứng hoặc chứng thực nên không có hiệu lực là không có căn cứ. Hợp đồng đặt cọc của bạn hoàn toàn có giá trị pháp lý. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bà A cư trú, yêu cầu bà A trả lại tiền cho bạn hoặc yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán đất.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt, bạn đọc nếu còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên viên pháp lý của Công ty Luật TNHH Sao Việt qua:

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6243 hoặc E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer