Chế độ ốm đau là một trong những quyền lợi mà khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được nhận ( lưu ý với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ ốm đau). Tuy nhiên không phải bất kể trường hợp nào người lao động bị ốm đau cũng đều được hưởng chế độ ốm đau mà phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

1, Các trường hợp NLĐ được hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ pháp lý: + Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

+ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH

Theo đó, để được hưởng chế độ ốm đau, NLĐ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Điều kiện cần:  NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

- Công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Điều kiện đủ: NLĐ bị ốm đau thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai trường hợp quy định nêu trên.

2. Người lao động bị ốm đau trong thời gian nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH,  không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 126/2015/NĐ-CP).

- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo quy định nêu trên, đối với NLĐ bị ốm đau trong thời gian nghỉ phép năm thì việc hưởng chế độ ốm đau sẽ được chia thành 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: NLĐ bị ốm đau, tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm và được xác định là tai nạn lao động : Khi đó NLĐ sẽ được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội

+ Trường hợp 2: NLĐ bị ốm đau, tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm và không được xác định là tai nạn lao động: Khi đó NLĐ sẽ không được hưởng chế độ ốm đau

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

 

 

Bình Luận

© 2018 SAOVIETLAW.COM Bản quyền thuộc về công ty Công Ty Luật TNHH Sao Việt

logo-footer